Tiêu chuẩn GMP là gì trong sản xuất dược phẩm

Tìm hiểu tiêu chuẩn GMP trong sản xuất dược phẩm

GMP là gì – Một trong các thuật ngữ nói về tiêu chuẩn khi xem các thông tin quảng cáo về thức ăn, mỹ phẩm, thuốc tây, … Mỗi khi đến quảng cáo trên tivi chúng ta thường hay nghe đề cập đến từ đạt chuẩn GMP. Nhưng chắc chúng ta vẫn chưa được hình dung rõ về tiêu chuẩn này là gì.

Để biết rõ hơn về GMP là gì và vai trò của nó đối với việc sản xuất dược phẩm như thế nào ? Blog Trọn Vẹn mời bạn cùng xem bài viết sau đây nhé.

Tiêu chuẩn GMP là gì

GMP là viết tắt của cụm từ tiếng anh Good Manufacturing Practice. Dịch ra nghĩa tiếng Việt là thực hành sản xuất tốt. GMP nói chung là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc đúng về cách sản xuất. Các điều kiện sản xuất trong nhiều ngành nghề như : Gia công, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, chế biến thuỷ hải sản,… Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm được đưa ra thị trường luôn đạt chất lượng và an toàn tuyệt đối.

Tiêu chuẩn GMP là gì
Tiêu chuẩn GMP là gì

Chuẩn GMP là gì

Tiêu chuẩn GMP là hệ thống các tiêu chuẩn đưa ra đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra các sản phẩm đã đạt chất lượng khi đăng kí (thường là với Bộ y tế). Với mục đích kiểm soát tốt được quy trình sản xuất, giảm thiểu các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành.

Đây là cơ sở để hệ thống quản lí an toàn thực phẩm có thể căn cứ vào đó kiểm tra điều kiện cơ sở hạ tầng nhà xưởng, người làm, nguyên liệu,… quá trình làm ra sản phẩm của các nhà sản xuất nhầm bảo đảm vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.

Xem thêm GPP là gì – Nhà thuốc gpp là gì – Tiêu chuẩn gpp là gì

Những yêu cầu đặt ra khi đăng kí tiêu chuẩn GMP có tính mở rộng. Vì mỗi nhà sản xuất sẽ có các quy trình khác nhau nên tự các nhà sản xuất có thể quyết định về số quy định, thủ tục, tiêu chuẩn và các hướng dẫn công việc theo điều kiện của cơ sở mình rồi trình lên.

Các quy định này tuy là sẽ khác nhau nhưng vẫn mang tính thống nhất là phải đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật khoa học tạo ra chất lượng sản phẩm cuối cùng an toàn, chất lượng.

Những lĩnh vực bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất

Có 4 lĩnh vực bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn GMP trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đó là Dược phẩm, Mỹ phẩm, Thiết bị y tế, Thực phẩm. Vì các sản phẩm được tạo ra từ các lĩnh vực này sẽ được người dùng sử dụng và có tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nên hệ thống các tiêu chuẩn GMP phải được áp dụng tuyệt đối khắt khe.

Ngoài ra các ngành như chế biến thuỷ hải sản, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,… cũng áp dụng GMP trong sản xuất và chế biến.

Những yêu cầu cần có trong tiêu chuẩn GMP

Sức khoẻ, kĩ năng của người lao động

Sức khoẻ nhân viên sản xuất là yếu tố rất quan trọng trong các công ty doanh nghiệp. Chính vì vậy phải tổ chức khám sức khoẻ định kì cho nhân viên để chủ động phát hiện các bệnh truyền nhiễm. Việc phát hiện bệnh của người lao động kịp thời sẽ giúp chúng ta có sự hỗ trợ kịp thời để điều trị, cách li.. Nhằm ngăn chặn bệnh có thể lây lan sang sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Về kĩ năng cũng phải đòi hỏi những nhân sự ở bộ phận nào phải có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn đúng với vị trí đó.

Cơ sở hạ tầng trong nhà xưởng

Các khu nhà xưởng, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn GMP phải được thiết kế lắp đặt. Xây dựng một cách khoa học đúng công nghệ đúng quy trình. Các khu vực phải được phân chia rõ ràng như nhà kho chứa nguyên liệu. Khu chế biến, khu xử lí, khu đóng gói, bảo quản,… cách phân chia như vậy sẽ giúp chúng ta dễ kiểm soát. Đâu là thành phẩm chất lượng, đâu là bán thành phẩm hoặc phế liệu, phế phẩm.

Điều kiện vệ sinh

Các vật dụng nguyên liệu dùng để chế biến, phương pháp chế biến. Người sản xuất trực tiếp và điều kiện trong khu vực chế biến phải được kiểm tra đạt vệ sinh an toàn tuyệt đối. Hệ thống cấp thoát nước của nhà máy cần đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản và bảo vệ môi trường.

Quá trình chế biến

Phải đưa ra các biện pháp cụ thể để kiểm tra được quy trình chế biến của nhà máy được hoạt động đúng, đủ, hợp vệ sinh. Có các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ làm nhiễm bẩn vào sản phẩm trong quy trình chế biến.

Bảo quản và đóng gói

Sau khi làm thành phẩm thì quá trình đóng gói và bảo quản cũng là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến người tiêu dùng. Tuỳ theo mỗi sản phẩm mà chúng ta cần có điều kiện đóng gói bảo quản hợp lí (môi trường, nhiệt đô, độ ẩm, ánh sáng,…) hạn chế những yếu tố bất lợi làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Gmp là tiêu chuẩn gì của who
Gmp là tiêu chuẩn gì của who

Lợi ích của tiêu chuẩn GMP với các nhà sản xuất và khách hàng

Trước hết là sự cam kết của các nhà máy về sự đảm bảo vệ sinh an toàn trong kinh doanh. Từ đó tạo ra niềm tin, uy tín của doanh nghiệp đó với khách hàng, người tiêu dùng.

Áp dụng GMP vào trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng thêm khả năng cạnh tranh với thị trường nước ngoài nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền dễ dàng giám sát, đánh giá. Quản lí các hoạt động của nhà máy sản xuất giúp thị trường giảm bớt đi việc xuất hiện hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Giúp người tiêu dùng an tâm trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm.

Với vài điều chia sẻ trên chúc các bạn xem xong sẽ hiểu rõ hơn về GMP là gì ? Những vấn đề xoay quanh tiêu chuẩn gmp cần phải hiểu rõ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích về tiêu chuẩn này.

Bài viết liên quan