Lá củ hành tím ăn được không

Giải đáp thắc mắc Lá củ hành tím ăn được không

Lá củ hành tím ăn được không ? Đó là thắc mắc của khá nhiều đọc giả gửi về cho Blog Sống Khỏe Plus. Như chúng ta đã biết hành tím và hành lá là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Nhất là trong các món ăn gia đình của đại đa số người Việt Nam ta.

Hành lá, hành tím giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn và thơm ngon hơn. Tuy chúng đều là họ hành và cùng là nguyên liệu trong thực phẩm. Nhưng đối với sức khỏe thì hành tím và hành lá lại có những công dụng khác nhau.

Để các bạn hiểu rõ hơn về hành tím, hành lá, lá của hành tím có ăn được không ? Tất cả sẽ được Sống Khỏe Plus giải đáp sau đây.

Giải đáp thắc mắc Lá củ hành tím ăn được không
Giải đáp thắc mắc Lá củ hành tím ăn được không

Đặc điểm của hành tím, hành lá

Hành tím là gì

Hành tìm là loại hành củ có mùi hơi hăng, có vị ngọt,nhưng lại cay nhẹ, hơi chát. Cho nên nhiều người k thích lắm vì nó khó dùng. Hành tím còn được mọi người đặt cho nó biệt danh là “vua của các loại hành”.

Hành lá lá gì

Hành lá còn tên gọi là hành hoa, hành xanh hoặc hành non, có phần lá trên rỗng màu xanh, thân trắng. Phần củ lại không phát triển hoàn chỉnh như hành tím.

Hành lá có vị ngọt, pha lẫn vị cay, tính ấm. Khi làm nguyên liệu để nấu ăn thì hương vị thơm dịu hơn so với hầu hết các loại hành. Ngoài ra chúng còn được dùng để ăn sống như một loại rau.

Giá trị dinh dưỡng của các loại hành

Hành tím có chứa chất gì

Chứa thành phần chính từ Quercetin và Allicin (đây là chất kháng viêm rất tốt ).

Chất chống oxy hóa trong hành tím: từ 413mg – 1.917 mg.

Ngoài ra Hành tím cũng rất giàu Chất xơ, Phenoplast ( thanh lọc gan ). Hàm lượng chất sắt, Phenoplast ( hợp chất trung chuyển rất tốt).

Giá trị dinh dưỡng trong củ hành tím là gì
Giá trị dinh dưỡng trong củ hành tím là gì

Hành lá có chứa chất gì

Theo một nghiên cứu, cứ trong mỗi 12g hành lá sẽ có chứa khoảng 20 microgram Vitamin. Bao gồm có Vitamin A, Vitamin C và Vitamin K.

Chất chống oxy hóa trong hành lá: từ 270mg – 1.187 mg

Chứa hàm lượng cao các chất như Quercetin, Anthocyanin, vi lượng chất. Ngoài ra trong hành lá còn chứa các chất kháng sinh như: Allinsufit, Allin, Galantin và Acid malic.

Công dụng của hành tím và hành lá

Công dụng của hành tím

Theo một số nghiên cứu cho thấy ăn hành tím sẽ giúp tăng mật độ xương và tái tạo mô liên kết. Hành tím giúp kháng viêm trong viêm nhiễm, chống lão hóa da và các tế bào. Ngoài ra còn ngăn chặn và hỗ trợ điều trị ung thư.

Trong hành tím có hàm lượng chất sắt cao chúng hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu. Đặc biệt hành tím rất tốt cho những bạn thiếu máu. Ngoài ra hành tím còn có thêm công dụng hòa tan máu đông, thanh lọc gan và lọc chất béo không tốt cho cơ thể.

Tuy hành tím rất tốt cho cơ thể nhưng các chuyên gia đã khuyên bạn không nên sử dụng chúng quá nhiều. Bởi vì trong hành tím vẫn chứa Oitrosamin, đây là chất có khả năng làm tăng nguy cơ các bệnh như : ung thư dạ dày, gan, tim và phổi.

Công dụng của Hành lá 

Cũng theo một số nghiên cứu gần đây, hành lá cũng có rất nhiều công dụng  như:

Giúp xương chắc khỏe, phòng chống bệnh loãng xương ở người lớn. Nhất là nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch, nên dùng trong mùa mưa lạnh sẽ rất tốt. Điều này  rất tốt cho những bạn đang bị bệnh cảm cúm, viêm mũi họng và ho.

Giúp làm Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm 40% khả năng mắc bệnh nhất đối với ung thư buồng trứng.

Giúp Bạn ngăn chặn viêm nhiễm, rất tốt đối với các trường hợp bệnh viêm khớp và bệnh gout.

Trong Hành lá không bao gồm các chất có khả năng gây kích ứng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng hành lá vì nếu lạm dụng làm phản tác dụng của chúng.

Một số công dụng của hành lá
Một số công dụng của hành lá

Lưu ý khi sử dụng hành tím và hành lá

Hành tím hay hành lá đều có tính nhiệt, do đó tránh sử dụng cho người có tính ấm, dương thịnh, hay bốc hỏa. Người bị cao huyết áp, phụ nữ hay có chu kì kinh nguyệt sớm và phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế sử dụng.

Hành tím bạn có thể băm nhuyễn dùng để ướp thức ăn, dùng để phi hành tỏi trước khi chế biến thức ăn sẽ làm cho các món ăn của bạn dậy mùi thơm và hấp dẫn hơn. Còn Với hành lá bạn sẽ thêm vào các món ăn sau cùng để tăng hương vị. Ngoài ra hành lá còn được dùng để chế biến cùng thực phẩm khác như : gà hấp hành, hoặc dùng như rau ăn lẩu nhé.

Lưu ý : Không sử dụng hoặc chế biến thức ăn có hành kèm với mật ong. Sự kết hợp này sẽ gây ra phản ứng không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Hướng dẫn cách trồng hành lá tại nhà

Cách trồng hành lá khá dễ, các bạn làm theo hướng dẫn dưới đây nhé

Mẹo trồng hành lá tại nhà trong thùng xốp

Chuẩn bị

Đất trồng hành lá nên chọn loại đất nhiều mùn, thoát nước tốt.

Gốc Hành lá đã già và chậu, thùng xốp trồng có lỗ thoát nước.

Các bước thực hiện

Chọn gốc cây hành lá đã già, nên chọn loại cây có gốc to, lá cứng và không bị nhiễm sâu bệnh. Có thể trồng thành nhiều hàng, mỗi hàng nên trồng cách nhau từ 20 đến 30 cm.

Khi trồng cấy gốc hành nhẹ nhàng với độ sâu vừa khoảng 3 cm là được. Hàng ngày nên tưới một lượng nước vừa đủ ẩm giúp cây phát triển. Sau khoảng 30 – 40 ngày là có thể cắt lá ăn dần.

Trên đây là những chia sẻ đầy đủ về hành tím và hành lá. Cách trồng hành lá cũng như giải đáp Lá củ hành tím ăn được không ? Chúc các bạn có thêm những thông tin hữu ích về các loại hành thường dùng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *