Loạn thị là gì ? Cận loạn thị là gì ? Mắt loạn thị là bị gì

Khoảng những năm gần đây, tật về mắt liên quan đến khúc xạ phổ biến không chỉ nhắc đến cận thị hay viễn thị mà còn cả loạn thị. Loạn thị có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và gây ra nhiều khó khăn. Cản trở trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.

Vậy mắt bị loạn thị là gì ? Cận loạn thị là gì ?  Hãy cùng Sống Khỏe Plus tìm hiểu chi tiết về bệnh loạn thị qua bài viết này nhé.

Loạn thị và những điều cần biết về loạn thị  

Khái niệm loạn thị là gì

Loạn thị là một tật hay còn được gọi là chứng bệnh về mắt. Chứng bệnh này liên quan đến khúc xạ do các tia hình ảnh được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc. Điều này làm cho người loạn thị thấy khó nhìn, nhìn không rõ ràng bởi hình ảnh nhòe, không rõ. Còn đối với mắt người bình thường các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ tại 1 điểm trên võng mạc.

Mắt bị loạn thị là gì
Mắt bị loạn thị là gì

Các dạng loạn thị thường gặp

Loạn thị được chia làm 2 loại: Loạn thị do giác mạc và không do giác mạc

Loạn thị do giác mạc

Như chúng ta vốn viết giác mạc người bình thường không phải hoàn toàn là một phần của hình cầu. Vì kinh tuyến ngang có bán kính cong là 7,8 mm và dọc là 7,7mm. Được xem là loạn thị giác mạc sinh lý nhưng độ loạn thị này được bù bằng độ loạn thị ngược lại của thể thủy tinh.

Loạn thị là do giác mạc tức giác mạc không còn là một chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyền đều có cùng 1 bán kính cong nữa mà thay vào đó lại thay đổi tùy theo kinh tuyến.

Các dạng loạn thị do giác mạc gồm

Loạn thị đều

Loạn thị cận

Trong loạn thị cận được chia làm nhiều dạng khác nhau như: loạn thị cận đơn thuận; loạn thị cận đơn nghịch. Loạn thị cận đơn chéo; loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo.

Loạn thị viễn

Loạn thị viễn cũng được phân làm nhiều dạng nhỏ tương tự như loạn thị cận: loạn thị viễn đơn thuận; loạn thị viễn đơn nghịch. Loạn thị viễn đơn chéo và loạn thị viễn kép thuận hay nghịch.

Loạn thị hỗn hợp

Loạn thị không đều

Loạn thị không do giác mạc

Loạn thị không do giác mạc cũng được phân làm 2 dạng: loạn thị do thể thủy tinh (bị lệch thể thủy tinh hoặc những trường hợp khác hiếm hơn là do độ cong của thể thủy tinh hoặc do chiết suất) và loạn thị do võng mạc (trường hợp với những người cận nặng).

Những triệu chứng thông thường của loạn thị

Loạn thị thường ảnh hưởng đến người bị tật này ở mắt khiến việc sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn. Một vài triệu chứng loại thị: mỏi mắt, nhức đầu, lé hoặc thậm chí thị lực bị méo mó hay mờ ở mọi khoảng cách và đặc biệt khi lái xe vào bạn đêm khó khăn do không nhìn rõ.

Loạn thị và cận thị thì loại nào nguy hiểm hơn

Cận thị, loạn thị đều là những tật khúc xạ về mắt. Ngày nay, tỷ lệ người mắc hai loại tật khúc xạ này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở trẻ em và giới trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đa phần là do môi trường sống, chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Cũng có trường hợp do di truyền hoặc do chăm sóc sai cách ngay từ nhỏ.

Loạn thị, cận thị đều có mức độ nặng, nhẹ cũng như dấu hiệu nhận biết khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị loạn thị, cận thị theo cách khác nhau. Vì vậy tùy từng trường hợp cũng như mức độ khác nhau để đánh giá khả năng nguy hiểm của bệnh.

Một số biểu hiện chứng tỏ bạn có thể bị loạn thị như : cận thị nhìn rõ những vật ở gần, bị mờ khi nhìn những vật ở xa nhưng đối với loạn thị dù gần hay xa, hình ảnh thu nhận được cũng đều mờ, nhòe và méo mó

Trường hợp bị cận thị, các bác sỹ khuyên nên đeo kính chỉnh lõm. Bởi loại kính này có thể điều chỉnh khúc xạ ánh sáng về võng mạc qua đó giúp mắt nhìn xa. Riêng đối với loạn thị cần đeo kính hội tụ để điều chỉnh tia hình ảnh hội tụ về võng mạc.

Do đó rất khó để có khẳng định loạn thị nguy hiểm hơn cận thị hay cận thị nguy hiểm hơn.

Điều trị loạn thị có những phương pháp nào

Những phương pháp điều trị bệnh loạn thị được các bác sĩ chuyên khoa Mắt chỉ định đối với những bệnh nhân mắc bệnh loạn thị cụ thể như sau:

Đeo kính loạn thị và tiến hành phẫu thuật khúc xạ trong trường hợp bị nặng.

Nên dùng kính thuốc theo chỉ định và cho phép của bác sỹ. Một số loại thuốc chuyên trị sẽ giúp cân bằng được độ cong vốn không được đồng đều của giác mạc.

Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc bằng cách phẫu thuật nhỏ. Theo đó các chuyên gia sẽ dùng keratometer giúp cắt gọt sau đó định hình lại hình sáng của giác mạc.

Khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc nhằm thay đổi độ cong của giác mạc bằng cách lấy lớp biểu mô để bảo vệ bên ngoài giác mạc trước khi sử dụng laser excimer.

Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới mô bằng một ca phẫu thuật nhỏ do bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế được những tổn thương trong công việc sinh hoạt hàng ngày. Trong những trường hợp giác mạc mỏng hay nguy cơ chấn thương mắt khi làm việc hoặc những hoạt động sinh hoạt thì khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp Laskek.

Loạn thị là gì ở người lớn
Loạn thị là gì ở người lớn

Hướng dẫn cách chăm sóc mắt khi bị loạn thị

Loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em tới người trưởng thành. Ở Việt Nam đa phần chứng loạn thị thường gặp di di truyền. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tránh loạn thị hoặc kiểm soát độ loạn của mắt:

Chủ động kiểm tra thị lực

Bạn nên chủ động kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt định kì 6 tháng/lần. Hoặc đi kiểm tra ngay khi thấy mắt có một số biểu hiện như hay bị mỏi, nhức mắt, nhìn mờ..

Nếu phát hiện bị tật khúc xạ bạn cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, có thể phẫu thuật khúc xạ để lấy lại thị lực.

Độ chiếu sáng và vị trí màn hình

Cần chỉnh lượng ánh sáng trong phòng tránh lượng ánh sáng quá sáng hoặc quá tối. Đặc biệt vào buổi sáng nên sử dụng tối đa ánh sáng mặt trời do ánh sáng từ đèn không tốt lắm cho mắt.

Ngoài ra ánh sáng mặt trời và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình giúp tránh chiếu trực tiếp vào mắt. Có thể sử dụng thêm kính lọc cho màn hình để lọc bớt ánh sáng chói hay ánh sáng xanh. Bởi các ánh sáng từ màn hình này không chỉ làm mắt tăng thêm độ loạn mà có thể gây cận thị hoặc tăng độ cận.

Mắt cần cách màn hình 50 đến 60 cm (hoặc 1 cánh tay của bạn. Lưu ý tâm của màn hình nên điều chỉnh sao cho hơn tầm mắt khoảng 10 – 20 cm. Tránh ngồi quá gần màn hình vì không chỉ có nguy cơ gây loạn thị mà nó còn có thể khiến bạn bị cận thị nữa đấy.

Điều chỉnh ghế ngồi

Trong quá trình làm việc,học bài, nên đặt ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân được đặt phẳng trên nền nhà.

Nghỉ ngơi hợp lý

Để làm giảm tình trạng mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng, mỏi vai bạn nên nghỉ ngơi ngắt quãng thường xuyên khoảng 15-20 phút sau khoảng 2 giờ làm việc với máy tính.

Điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất hợp lý

Về dinh dưỡng thì không có loại thực phẩm nào là tốt nhất để chữa loạn thị. Tuy nhiên bạn cần có chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng như: tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng.

Phía trên là tổng hợp những thông tin cung cấp trên liên quan đến bệnh loạn thị là gì ? Các thông tin liên quan về loạn thị. Khi phát hiện có những biểu hiện của bệnh thì bạn nên nhanh chóng thăm khám. Điều trị ở những bệnh viện chuyên về Mắt để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tránh độ loạn ngày càng tăng gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày.

Bài viết liên quan