Nguyên nhân bệnh uốn ván ở trẻ em các mẹ đừng chủ quan

Nguyên nhân bệnh uốn ván ở trẻ em

Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh uốn ván ở trẻ em chiếm tỉ lệ cao ở các nước chưa phát triển và hiếm gặp ở các nước phát triển. Đây là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc phải, biểu hiện bất thường, phức tạp và khó chữa trị.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván ở trẻ em

Nguyên nhân chung của bệnh uốn ván được gây ra bởi ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Trẻ nhỏ có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ không vô trùng cắt bao quy đầu, rạch da hoặc những thứ không đảm bảo vệ sinh đắp vào các vết thương, hoặc đôi khi là bị thương đơn giản trong quá trình vui chơi của bé.

Khi trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể từ vết thương hở, chúng sinh ra độc tố mạnh gọi là tetanospasmin và xâm nhập vào những phần khác trên cơ thể như các dây thần kinh và có thể gây co thắt cơ bắp, đau ở cổ, bụng và chân tay, nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tử vong.

Nguyên nhân bệnh uốn ván ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh uốn ván ở trẻ em

Biểu hiện bệnh uốn ván ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.

Ở trẻ em, cứng cơ hàm là biểu hiện đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ dẫn đến khó nuốt và khó nói chuyện bình thường, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt.

Bệnh nhân co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác có thể xảy ra.

Hậu quả và cách phòng chống bệnh uốn ván cho trẻ em

Độc tố uốn ván xâm nhập vào các sợi thần kinh ngoại vi của hệ thần kinh trung ương. Tại đây, nó ức chế sự giải phóng các chất ức chế thần kinh như glycin, GABA gây nênn các triệu chứng co cứng cơ, co giật do tăng trương lực cơ, liệt cứng và bệnh nhân có thể chết do suy hô hấp. Khả năng tử vong ở trẻ nhỏ là rất cao.

Tuy nhiên, tất cả mọi người đều có thể phòng chống được bệnh uốn ván bằng cách tiêm phòng Vacxin uốn ván. Đây là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất.

Lịch tiêm văcxin uốn ván như sau:

1/ Văcxin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) được tiêm tổng cộng 5 liều như sau:

Vào lúc 2 tháng tuổi; 4 tháng tuổi; 6 tháng tuổi; 15 – 18 tháng tuổi và 4 – 6 tuổi. Nên tiêm cho trẻ dưới 7 tuổi.

2/ Td (Giải độc tố uốn ván cùng với giải độc tố bạch hầu liều thấp) nên tiêm cho người trên 7 tuổi như sau:

Tiêm vào 14- 16 tuổi, cứ sau 10 năm tiêm nhắc lại một lần.

Nha bào uốn ván có ở khắp mọi nơi, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải do chưa ý thức được nguyên nhân của bệnh. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh uốn ván ở trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh nên làm để phòng ngừa một cách tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *