Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850.000 người tự sát do bệnh trầm cảm. Trong đó có khoảng 80% trong số chúng ta sẽ mắc bệnh này trong một thời điểm nào đó của cuộc đời.
Vậy trầm cảm là gì ? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh ? Triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao, hãy cùng Sống Khỏe Plus tìm hiểu về bệnh trầm cảm này nhé!
Tìm hiểu về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là gì
Trầm cảm tiếng Anh là Depression, một loại bệnh lý phức tạp, hiện nay vẫn còn rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để xác định nguyên nhân chính xác. Bệnh được chia làm nhiều mức độ nhằm nhận biết kịp thời cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Trầm cảm tiếng anh là gì
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, đặc trưng bởi sự rối loạn sắc khí. Nguyên nhân do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi bất thường trong cả suy nghĩ, hành vi hay tác phong.
Đây là bệnh có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi cũng như giới tính nhưng phổ biến nhất là từ 18 đến 45 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam giới (tỷ lệ 2 nữ: 1 nam).
Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15-20%. Những người bị trầm cảm có tỷ lệ cao là những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, …
Nguyên nhân gây bệnh
Trầm cảm có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm nguyên nhân điển hình như sau:
Nội sinh
Do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống hoặc xã hội hay xuất hiện các bệnh lý. Chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ dẫn đến trầm cảm ở nhiều người.
Trầm cảm do căng thẳng
Áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái. Thất bại trong kinh doanh đầu tư, và trường hợp bị sốc tâm lý, đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của.
Do tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc an thần (aminazin), thuốc có chất gây nghiện (thuốc phiện, ma túy,…) hay chất dẫn truyền thần kinh có hàm lượng serotonin cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm được chia làm nhiều mức độ ứng với từng biểu hiện riêng biệt. Nhưng vẫn sẽ có những triệu chứng cơ bản sau đây:
Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây
Không muốn làm việc, luôn luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe, mệt mỏi trong người. Thậm chí không quan tâm đến mọi thứ xung quanh kể cả những người thân yêu. Khi bệnh trở nặng thì luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác tuyệt vọng, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Khí sắc trầm buồn
Nét mặt của bệnh nhân buồn bã, ủ rũ đồng thời ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém. Cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ đồng thời bị mất cảm giác ngon miệng dẫn đến sút cân. Một số ít lại có biểu hiện thèm ăn dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
Rối loạn giấc ngủ
Là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Họ thường trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đang rất buồn ngủ và thức dậy sớm hơn bình thường (chỉ ngủ khoảng 2 tiếng hoặc thức trắng).
Thường hay than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân nào. Giảm khả năng tập trung khiến hiệu quả công việc giảm sút. Ngoài ra với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc cơ bản hàng ngày (ăn uống, vệ sinh cá nhân hay dọn dẹp nhà cửa).
Biểu hiện sinh lý
Nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân kèm theo cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận hay có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác.
Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào
Bước đầu tiên để nhận biết liệu mình có mắc bệnh trầm cảm hay không là gặp một chuyên gia sức khỏe tâm lý. Tìm đến những nhà trị liệu có cấp phép để được thăm khám và được tư vấn điều trị khi bị bệnh. Họ sẽ lắng nghe những mối lo của bạn, tầm soát và hỗ trợ nếu bạn có triệu chứng trầm.
Cùng lúc đó, hãy lên lịch khám sức khỏe với bác sĩ của bạn để kiểm tra những loại thuốc nhất định. Để tránh trường hợp bạn bị nhiễm siêu vi vì bệnh có thể gây ra triệu chứng giống với trầm cảm.
Quan trọng là phải tin tưởng và cảm thấy thoải mái với chuyên gia bạn đến khám. Tìm hiểu xem chuyên gia có phù hợp với các nhu cầu và phong cách riêng của bạn không ? Ví dụ như: giá chi phí tư vấn, lịch trình của bạn và chuyên gia, gói dịch vụ.. Đặc biệt là tính cách cũng như cách nói chuyện của họ có làm bạn thấy thoải mái, dễ chịu. Có thể mở lòng tâm sự được hay không?
Nhiều loại thuốc bổ trợ và liệu pháp thay thế được đề xướng để đối phó với bệnh trầm cảm đã được kiểm nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng khoa học. Tuy nhiên cũng có nhiều phương pháp vẫn chưa được kiểm nghiệm.
Dưới đây là một số phương pháp cải thiện bệnh đối với một số người bị trầm cảm nhẹ có thể áp dụng trước khi quyết định gặp chuyên gia tư vấn tâm lý:
Tập thể dục giúp trị bệnh trầm cảm
Thể dục đã được chứng minh là giảm tác động của bệnh trầm cảm. Vì nó giúp máu lưu thông và hệ bài tiết hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp bạn có những suy nghĩ tích cực cũng như tâm trạng vui vẻ hơn.
Đi bộ 3 lần 1 tuần từ 30 đến 45 phút hoặc nếu bạn không có quá nhiều thời gian cho việc đó, thì hãy bắt đầu với 15 phút một lần một tuần. Vì điều quan trọng là hãy bắt đầu hoạt động thể dục đều đặn không những cải thiện tình hình sức khỏe mà còn có thể làm giảm các suy nghĩ tiêu cực của bạn đấy.
Kỹ thuật Tâm trí-Thể xác
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc của chúng ta có thể có tác động trực tiếp lên sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tâm thần. Do tâm trí và thể xác của bạn liên kết với nhau. Khi áp dụng này vào hoạt động hằng ngày của bạn có thể giúp cải thiện trầm cảm. Một số gợi ý cho bạn như ngồi thiền, yoga, xoa bóp, nghe nhạc hay sáng tạo nghệ thuật từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.
Thực phẩm chức năng
Những loại thảo dược bán không cần toa như hoa ban Âu hay những loại thực phẩm chức năng khác như : SAMe và acid béo omega-3.. đang được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và châu Âu để điều trị chứng trầm cảm. Tuy nhiên bạn hãy thảo luận với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như bác sỹ để đảm bảo rằng những thuốc này không ảnh hưởng đến bất cứ trị liệu nào khác của bạn.
Liệu pháp Ánh sáng
Do chứng rối loạn cảm xúc theo Mùa (Seasonal Affective Disorder, SAD) còn được gọi là “trầm cảm mùa đông” . Thường cảm thấy buồn khi ru rú ở trong nhà hoặc do ảnh hưởng của những ngày xám xịt.
Khi thời tiết giao mùa thì đồng hồ sinh học, nội tiết tố hay tâm sinh lý của mỗi người sẽ có sự thay đổi nhất định. Những người bị SAD có thể gặp khó khăn để điều chỉnh với lượng ánh sáng mặt trời ít ỏi vào các tháng mùa đông hay những ngày mưa, ít nắng.
Ngoài ra bệnh SAD thường bị chẩn đoán nhầm là suy giáp, hạ đường huyết. Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, và những bệnh nhiễm virus khác. Do đó bạn không nên chủ quan mà chỉ đi khám sức khỏe. Hãy thăm khám cả sức khỏe tâm lý nếu có dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhé.
Liệu pháp ánh sáng là sử dụng những đèn huỳnh quang được thiết kế đặc biệt với mục đích thay đổi nồng độ của một số hóa chất nhất định trong não như : Melatonin giúp giảm các triệu chứng trầm cảm của SAD gây ra cho người bệnh.
Tổng kết về chứng bệnh trầm cảm hiện nay
Phía trên Sống Khỏe Plus đã giải đáp thắc mắc trầm cảm là gì ? Nguyên nhân dấu hiệu của chứng bệnh trầm cảm là gì ? Một số phương pháp điều trị bệnh trầm cảm khá hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về bệnh trầm cảm cũng như triệu chứng và cách điều trị bệnh.